Hiện tại, những loại pin có thể sạc được vẫn còn chưa hoàn thiện. Sử dụng pin lithium-ion tồn tại nguy cơ cháy nổ và vật liệu chế tạo pin không bền theo thời gian.
Các nhà khoa học tại Đại học Maryland, Mỹ và Trung tâm Công nghệ nano tại Bắc kinh đã nghiên cứu một loại pin mới có thể làm từ… lá sồi.
Đầu tiên họ sấy khô lá ở nhiệt độ cao gần 1000 độ C. Sau đó, lá khô được ngâm vào axit trong sáu giờ để loại bỏ tạp chất. Cuối cùng, hóa chất Natri được dùng để xử lý lá cây.
Lá sồi – vật liệu mới trong chế tạo pin
Theo lý thuyết, Natri có thể lưu giữ điện tốt hơn Lithium. Tuy nhiên, vật liệu cần thiết trong chế tạo pin từ Natri không dễ tìm. Và giờ đây, cấu trúc tự nhiên của lá sồi chính là câu trả lời.
Theo Fei Shen, một người tham gia nghiên cứu, nói rằng cấu trúc tự nhiên của lá sồi như diện tích mặt tiếp xúc thấp, không gian trong lớn đã đáp ứng những yêu cầu của việc chế tạo pin.
Các nhà khoa học dùng lá sồi làm cực dương (anode), nó đóng vai trò trao đổi điện tích khi sử dụng và sạc lại nguồn.
Trong các thí nghiệm, lá sồi lưu giữ 90% năng lượng sau 200 chu kỳ nạp xả và hiệu suất sạc đạt trên 75%. Đây là những con số không hề nhỏ.
Nguyên lý hoạt động pin sạc Lithium thông thường
Xếp chồng những chiếc lá này với nhau giúp tạo ra dung lượng lưu trữ tốt hơn. Hiện giờ, pin từ lá sồi vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, một lần nữa tự nhiên đã cung cấp cho chúng ta những vật liệu tuyệt vời cho nghiên cứu khoa học.
0 nhận xét:
Post a Comment